So sánh đồng hồ cơ tự động và đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay
Trước hết bạn cần phải biết, đồng hồ cơ là gì?Theo thông tin mình tìm hiểu được thì đồng hồ cơ chính là những chiếc đồng hồ sở hữu máy cơ bên trong, với cơ chế lên dây cót tự động (hoặc bổ sung thêm chức năng lên dây cót bằng tay). Dựa trên nguyên tắc về trọng lực của Trái Đất, khi bạn cử động cổ tay thì rotor bên trong bộ máy đồng hồ sẽ chuyển động quanh trục cố định. Sau đó, trục cố định sẽ truyền năng lượng cho lò xo và dây cót sẽ được lên giống như khi bạn vặn dây cót bằng tay.
Thiết kế của chiếc đồng hồ cơ.
Ý tưởng đầu tiên với những mẫu đồng hồ này là của Joseph Tlustos và được xuất hiện vào năm 1773. Nhưng mãi cho đến những năm 1776 - 1777 thì chiếc đồng hồ cơ đầu tiên mới ra đời, được lắp bên trong chiếc đồng hồ bỏ túi và đây là phát minh của Abraham - Loius Perrelet.
Bộ máy cơ được lắp trong đồng hồ đeo tay đầu tiên vào năm 1923 bởi John Harwood – thợ đồng hồ người Anh. Có tất cả 4 loại hệ thống trục quay lên dây cót gồm:
Side - weight: Hệ thống này được đặt ở rìa của bộ máy đồng hồ và có thể dao động lên xuống giới hạn trong khoảng 40 độ.
Center - weight: Trục cân được đặt ở chính giữa của bộ máy có thể xoay ngược và xuôi chiều kim đồng hồ (giới hạn trục quay là 180 độ).
Rotor - weight: Tương tự với Center - weight nhưng ở hệ thống này, trục cân có thể xoay 360 độ.
Movement - weight: Cả bộ máy sẽ đóng vai trò chính là trục cân và phần xoay được là phần vỏ của đồng hồ.
bộ máy bên trong đồng hồ cơ
Bộ máy bên trong đồng hồ cơ. Nguồn: Luxury Shopping
Và như mình mới vừa nói ở trên, đồng hồ cơ hiện nay được chia làm hai loại chính, đó là đồng hồ cơ tự động và đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay. Về khái niệm thì cả hai đều là đồng hồ cơ, nhưng về tính chất và cách hoạt động sẽ khác biệt như thế nào? Cùng theo dõi tiếp nhé.
1. Phương thức hoạt động và cách sử dụng
Phương thức hoạt động
Đồng hồ cơ tự động sử dụng động năng từ chuyển động tự nhiên của cổ tay người đeo. Nghĩa là khi người đeo hoạt động cổ tay, năng lượng sẽ lấy từ cuộn dây cót chính kết nối với một bánh tạ có hình bán nguyệt. Bộ phận này hoạt động dựa trên nguyên lý của lực hút trái đất và xoay quanh trục chính. Trong quá trình cổ tay di chuyển, bánh tạ sẽ quay và lên dây cót nạp năng lượng, sau đó truyền lên trục kim đồng hồ.
Đồng hồ cơ lên dây cót bạn phải lên thường xuyên, riêng ở đồng hồ cơ tự động thì không.
Cũng với cơ chế lấy lực tác dụng để giúp kim đồng hồ có thể quay, nhưng khác một chút khi đồng hồ lên dây cót bằng tay lấy năng lượng hoạt động nhờ vào việc chủ nhân tự lên dây cót hàng ngày. Nên nhớ, bạn phải làm việc này hằng ngày đấy! Mặc dù hơi bất tiện thật vì nếu không lên dây cót đồng hồ sẽ không chạy, nhưng xem ra cũng thú vị đấy chứ.
Cách sử dụng
Mình sẽ nói về cách hoạt động của đồng hồ cơ tự động trước nhé. Với loại đồng hồ này thì dây cót sẽ tự động được lên khi người đeo chuyển động cổ tay. Nếu trong trường hợp không đeo thì cần đặt đồng hồ vào hộp hỗ trợ lên dây tự động, hoặc lên dây bằng các chuyển động như lắc nhẹ đồng hồ cho roto tự động quay tròn để lên dây.
Cận cảnh lên dây cót đồng hồ cơ.
Nên nhớ, việc của bạn chỉ cần lắc nhẹ hoặc ngửa đồng hồ lên và quay tròn là được rồi, tránh không được lắc mạnh và liên tục, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng hỏng, gẫy trục bánh răng…
Ở loại đồng hồ lên dây cót bằng tay, cách lên dây cót khá đơn giản, chỉ cần đến sự cẩn thận, tinh tế của người lên dây. Đầu tiên, bạn cầm đồng hồ trên tay không thuận của mình và quan sát kỹ nút đồng hồ. Nút này còn có các chức năng khác như lấy giờ, lịch ngày, lịch thứ… nằm ở các nấc khác nhau trong quá trình kéo hoặc đẩy núm ra vào.
Cận cảnh lên dây cót bằng tay. Nguồn: Internet
Thông thường chức năng lên giây của đồng hồ nằm ở nấc đầu tiên và bạn không cần phải kéo hay đẩy nút khỏi vị trí ban đầu. Sau khi xác định được nút đã đúng vị trí thì hãy vặn theo chiều kim đồng hồ khoảng từ 15 - 20 vòng. Cần chú ý kỹ trong lúc vặn, tay bạn đã vặn nút đi đủ một vòng hay chưa. Nếu mới nửa vòng đã dừng để vặn tiếp thì số lần vặn tương ứng sẽ tăng lên một vài vòng.
2. Thiết kế của đồng hồ cơ tự động và đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay
Nhìn chung về thiết kế, đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay có thiết kế mỏng và nhẹ hơn so với đồng hồ cơ tự động lên tới 2/3 lần. Độ mỏng này cho phép đồng hồ lên dây cót bằng tay có thêm nhiều chức năng hay nâng cấp khả năng trữ cót lên cao hơn.
Ngoài ra, với việc có ít linh kiện máy hơn cũng đảm bảo cho việc bảo trì, sửa chữa máy cơ lên dây cót đơn giản, nhanh chóng hơn máy cơ tự động về lâu dài. Vậy ngoài những yếu tố trên, còn cách nào để phân biệt đồng hồ cơ tự động và đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay hay không?
- Lắc nhẹ đồng hồ
Bạn có thể lắc nhẹ để cảm nhận bánh đà quay hoặc nhìn ở mặt sau đồng hồ (nếu trong suốt). Nguồn: Internet
- Nhìn mặt sau đồng hồ
Những điều bạn cần biết khi chọn đồng hồ cơ
Điều 1: Không nên lên dây cót quá căng, chú ý lắng nghe và cảm giác khi đang lên dây xem có bị căng cót hay không, để từ đò điều chỉnh cách vặn núm nhẹ nhàng, chậm hơn.
Điều 2: Nên lên dây cót đồng hồ vào một mốc thời gian cố định trong ngày, sẽ giúp đồng hồ chạy chính xác do lực cót được duy trì đều và quan trọng là sẽ hình thành thói quen cho bạn.
Dây cót cần phải lên đúng cách và đúng thời điểm.
Hiện nay, đồng hồ cơ tự động đang rất được ưa chuộng nhờ những ưu điểm tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng so với đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay. Tuy nhiên, nếu xét về giá trị sưu tầm thì đồng hồ lên cót bằng tay lại được giới sưu tầm săn đón nhiều hơn. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng, rất nhiều thương hiệu đồng hồ đã cho ra mắt các bộ sưu tập đồng hồ tích hợp cả chức năng lên cót tự động và lên dây cót bằng tay.
Chọn đồng hồ cơ tự động hay đồng hồ cơ lên dây cót bằng tay? Quyết định này nằm ở bạn. Hãy suy nghĩ và đọc bài viết thật kĩ trước khi chọn cho mình một chiếc đồng hồ ưng ý nhé.
Liên hệ tư vấn: (+84) 988832333
Hà Nội: 28/35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân
HCM: 122/56B Bùi Đình Túy, P.12, Bình Thạnh.